top of page
Ảnh của tác giảVnherps

Thông tin về tuyến độc của loài Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus)

Hoàn toàn là anh chàng lành tính!

Ảnh: Hình ảnh loài Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) với cận cảnh vùng hàm dưới, nơi phân tích tuyến độc trong nghiên cứu.


Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus), cái tên nói lên đặc trưng hình thái ngoài độc đáo của loài thằn lằn này rất giống với hình thù các loài cá sấu. Đây là một loài thằn lằn duy nhất trong họ Thằn lằn cá sấu (Shinisauridae) sinh sống ở Trung Quốc và Việt Nam thuộc về 2 loài phụ, đại diện cho từng khu vực. Loài này có môi trường sống độc đáo trong rừng thường xanh, đang ở trình trạng nguy cấp với không quá 1,000 cá thể ngoài tự nhiên.

Dựa trên mối quan hệ về di truyền của loài Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) với các một số loài có khả năng tiết độc là Kì đà (họ Varanidae), quái vật độc Gila (Heloderma ssp.) và Kỳ đà không tai (Lanthanotus borneesis). Loài này được xếp vào nhóm Toxicofea, là những loài có khả năng tiết độc (dựa trên tuyến độc hoặc các tuyến tiết độc dưới hàm).

Tuy được xếp vào nhóm này, nhưng thực sự loài này có giống anh em là có thể tiết độc, hay có tuyến độc không, vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp.

Vừa mới đây, các nhà khoa học đã phân tích kĩ hơn loài này dựa trên một mẫu vật chết trưởng thành khoảng 38 cm (cả đuôi). Tuyến dưới hàm được tách ra và quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) để xem xét cấu trúc của chúng. Đồng thời, các phân tích về protein của những tuyến này cũng được xem xét để liệu có hay không các yếu tố cấu thành nên tuyến độc như các loài có độc khác trong nhóm.

Kết quả, Zê rô, không có bất kì dấu hiệu nào về tuyến độc, hay các protein liên quan tới tuyến độc của loài này được tìm thấy. Kết quả quét qua kỉnh hiển vi cũng không tìm thây 1 tuyến nào ở răng hay hàm cho thấy có dự hiện diện của tuyến độc ở loài này.

Kết quả này hỗ trợ tốt hơn cho công tác bảo tồn loài, chăm sóc, và nhân nuôi trong các trung tâm bảo tồn để tránh các trường hợp đáng tiếc. Cũng như giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ của chúng đối với các loài cùng nhóm. Các phân tích sâu hơn về hệ gen của chúng có lẽ sẽ trả lời thêm các câu hỏi về lý do chúng ở trong nhóm "có độc" nhưng bản thân lại vô hại.


Bài báo gốc vui lòng xem tại: https://doi.org/10.1016/j.toxicon.2023.107050


10 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

תגובות


bottom of page