top of page
Ảnh của tác giảVnherps

Hai loài nhái bầu mới ở Việt Nam!!!

Nhái bầu, con nhái bầu bĩnh, chứ không phải con nhái có bầu (mặc dù con nhái bầu cái sẽ có bầu khi đủ tuổi sinh sản), là một nhóm lưỡng cư kích thước khá bé và số lượng loài đông đúc. Chúng sinh sống khắp khu vực Đông nam Á kể cả các đảo và vùng núi lạnh. Cho đến nay có khoảng 50 loài được biết tới.


Về nguồn gốc, được biết rằng nhóm này có tổ tiên từ Madagasca, xong sau đó đi theo mảng lục địa trôi dạt (mà nay là Ấn Độ) và phát tán (theo nhiều cách) ra khắp Đông, Đông Nam Á và cả Trung Quốc.

Ảnh: Loài nhái bầu Xơ Đăng từ Kon Tum! Thật tình, ad cũng chịu không phân biệt được khi nhìn ảnh các loài này, nhưng đấy là việc của các nhà khoa học với các dẫn chứng và phương pháp luận rõ ràng để đặt tên loài được chấp nhận rộng rãi!

Nhái bầu heymon, tên khoa học Microhya heymonsi, được mô tả từ đảo Đài Loan từ những năm 1911 bởi một nhà khoa học người Đức!. Đặc trưng của loài này là tâm lưng màu hơi hường với 1 sọc hoặc 1-2 đốm đen giữa lưng ở trên cái sọc đó rất dễ nhận ra. Một thời gian dài, người ta thấy loài này phân bố rộng ơi là rộng, khắp nhiều nước và vùng lãnh thổ, từ đó ai cũng nghĩ nó bé tí mà nhảy xa lắc thật siêu việt. Tuy nhiên, khi trình độ khoa học nâng cao, nhiều thứ được làm sáng tỏ, bao gồm việc xem xét lại "nội tại-gen, di truyền" bên trong những quần thể khắp nhiều nơi thì người ta thấy rằng đây là một dòng họ có nhiều thành viên trong đó. Thế là gia phả được viết lại, nhiều tên được đặt cho nhóm này. Tại Việt Nam, cho đến nay nhiều loài trong nhóm nhái bầu heymon được tách ra và đặt tên, kể đến là nhái bầu Đắk Lắk (Microhyla daklakensis); nhái bầu Ninh Thuận (Microhyla ninhthuanensis), nhái bầu thông (Microhyla pinenticola), nhái bầu quên lãng (Microhyla neglecta).... Và mới đây, thêm 2 loài được đặt tên và 1 thành viên khác đang trong quá trình xét duyêt. Hai thành viên mới gồm Nhái bầu Xơ Đăng (Microhyla xodangensis) đến từ tỉnh Kon Tum và Nhái bầu H'Mông (Microhyla homongorum) đến từ Lai Châu. Cả hai loài đều mang tên hai dân tộc thiếu sổ ở nước ta, liên quan tới nơi mà hai loài mới này được khám phá. Mặc dù được đặt tên tại Việt Nam, nhưng một trong hai loài (Nhái bầu H'Mông) có vùng phân bố rộng cả ở Trung Quốc và một số vùng lân cận ở Lào.

Công bố này đã nâng tổng số loài nhái bầu được biết trên thế giới lên 48 loài và ở Việt Nam là 14 loài.

Xem thêm thông tin tại: https://doi.org/10.5852/ejt.2022.846.1961


34 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page