top of page
Ảnh của tác giảVnherps

Giống Cóc mày Leptobrachium ở Việt Nam

Leptobrachium Tschudi, 1838 | Eastern Spadefoot Toads - Spiny Toads | Cóc mày, cóc chân xuổng [thuổng, xẻng].

Cóc mày sapa.

Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937).

Loài này được mô tả từ núi Fansipan, Lào Cai, Hiện có vùng phân bố từ Tầy Bắc xuống khu vực miền Trung. Tuy nhiên một số quần thể ở miền Trung đã được tách ra những loài khác nhau.

 
Với 37 loài hiện biết, phân bố từ phía Nam Trung Hoa, Đông Dương tới các nước Đông Nam Á khác, đây là giống có những đặc điểm tiến hóa rất thú vị.
  • Cái tên Spadefoot toads xuất phát từ đặc điểm hình thái của bàn chân to bè bè với cái củ bàn trong to phát triển, giúp chúng trông như 1 cái xẻng (xuổng/thuổng) để đào đất. Và chính vì thế mà đời sống của nhóm này có mối liên quan đặc biệt tới việc đào đất.

  • Ngoài ra, tên gọi "cóc mày" trong tiếng việt liên quan tới màu sắc của phần trên con ngươi mắt, đặc trưng cho từng loài với màu khác nhau và kích thước khác nhau. Trong cùng một loài có thể có vài dạng biến động.

  • Đây là nhóm có đời sống gắn liền với rừng tự nhiên ít bị tác động (forest-dwelling). Thường sinh sản ở khu vực đầu ngọn suối. Con đực dùng đôi bàn chân đào cho mình 1 hốc đất nhỏ, ẩn thân hoàn toàn dưới đất, hoặc chui xuống dưới các thảm mục lá ven bờ suối và phát ra tiếng kêu gọi bạn tình. Sau khi bắt cặp, chúng tìm tới các tảnrg đá giữa suối và đẻ trứng ở mặt dưới các hòn đá. Do đó hoạt động đẻ trứng thường ít được quan sát.

  • Có 1 số loài trong mùa sinh sản còn có các gai nhọn ở quanh phần mõm để đánh nhau giành con cái với các con đực khác. Nhóm có đặc điểm này trước đây được tách thành 1 giống riêng biệt (Cóc gai – Vibrissaphora) nhưng sau đó được gộp lại dưới giống Leptobrachium.

  • Nòng nọc nhóm này có kích thướ khá lớn, có khi được khai thác làm thức ăn ở 1 số vùng núi. Do có nhiều loài sống ở khu vực lạnh (miền Bắc – phía Nam Trung Quốc), nên nòng nọc có thể sống qua nhiều năm trước khi hóa thành con non.

  • Ở Việt Nam hiện có 12 loài, phân bố từ bắc vào nam dưới các tán rừng tự nhiên. Số loài chưa được khám phá thực tế vẫn còn là 1 bí ẩn.


Cùng xem qua vẻ đẹp của 8/12 loài mà các thành viên của page đã ghi lại được trong quá trình nghiên cứu ở Việt Nam. Mỗi ảnh sẽ có từng chú thích cho mỗi loài.

 

Cóc mày quảng tây.

Leptobrachium guangxiense Fei, Mo, Ye, and Jiang, 2009

Phân bố ở Đông Bắc và khu vực phía Quảng Tây Trung Quốc, nhưng kích thước bé hơn loài L. chapaense. Loài này có góc trên mắt màu trắng hay xanh nhạt. Nhiều tác giả cho rằng có cá thể màu mắt hoàn toàn đen nhưng có thể do không quan sát kĩ mống mắt của nó.

 

Cóc mày mắt trắng

Leptobrachium leucops Stuart, Rowley, Tran, Le, and Hoang, 2011

Sinh sống ở vùng núi cao trên cao nguyên Lâm Viên và vùng lân cận, loài này có kích thước khá lớn, tiếng kêu vang. Màu mắt trắng rất đặc trưng. Cơ thể có nhiều kiểu màu khác nhau.

 

Cóc mày đốm vàng

Leptobrachium xanthospilum Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998

Loài này cũng có màu trắng ở phần trên mắt, nhưng hai bên hông lại có các đốm vàng to rất đặc biệt, trên nền cơ thể màu cà phê. Loài này hiện chỉ sống tại khu vực cao nguyên Gia Lai ở miền Trung

 

Cóc mày mou-hot

Leptobrachium mouhoti Stuart, Sok, and Neang, 2006

Tìm thấy ở phía Đông bắc Cam-phu-chia và phía Tây nam Việt Nam (Bình Phước); loài này dễ gặp ở các vùng núi thấp. Màu mắt dao động từ cam đến vàng nhẹ hay đỏ.

Hiện có 3 loài rất giống nhau về màu mắt là L. mouhotii; L. pullum và L. lunatum, nhưng khác nhau về môi trường sống và vùng phân bố.

 

Cóc mày mắt đỏ

Leptobrachium pullum (Smith, 1921)

Tìm thấy ở độ cao dưới 1000 m cao nguyên Lâm Viên và phụ cận. Màu mắt dao động từ cam đến vàng nhẹ hay đỏ. Hiện có 3 loài rất giống nhau về màu mắt là L. mouhotii; L. pullum và L. lunatum, nhưng khác nhau về môi trường sống và vùng phân bố.

 

Cóc mày trăng khuyết

Leptobrachium lunatum Stuart, Som, Neang, Hoang, Le, Dau, Potter, and Rowley, 2020

Loài mới được khám phá năm 2020. Có hình thái rất giống với hai loài L. pullum và L. mouhoti về cả màu sắc, màu mắt và đặc điểm di truyền. Nhưng khác biệt vùng phân bố, hiện loài này chỉ tìm thấy khu vực cao nguyên Kon Tum - Gia Lai và phía tiếp giáp của Camphuchia

 

Cóc mày ailao

Leptobrachium ailaonicum (Yang, Chen, and Ma, 1983)

Phân bố từ phía Trung Quốc (dãy núi Ai-lao) tới dãy Hoàng Liên. Đặc trưng bởi màu mắt trắng và mùa sinh sản con đực có các gai ở mõm để giao chiến giành con cái.

 

Cóc mày ba-na (dân tộc bana).

Leptobrachium banae Lathrop, Murphy, Orlov, and Ho, 1998

Được mô tả từ khu vực Gia Lai, lấy tên theo đồng bào Bana, màu mắt trắng nhạt và cơ thể đen, kích thước lớn.

 

Tài liệu tham khảo: Frost, Darrel R. 2020. Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 6.1 (Date of access). Electronic Database accessible at https://amphibiansoftheworld.amnh.org/index.php. American Museum of Natural History, New York, USA. doi.org/10.5531/db.vz.0001

22 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page