Hylarana taipehensis
Chàng đài loan – Taipeh Slender Frog
Đặc điểm nhận dạng. Chiều dài thân đạt 3.5 cm ở con đực, 4.5 cm ở con cái. Thân thuôn dài, mõm nhọn, đầu mõm hơi tù; màng nhĩ rõ, lõm vào ở giữa, đường kính xấp xỉ mắt. Tay mảnh, mút ngón ít phình rộng; chân dài, ống chân dài hơn một nửa chiều dài thân; màng bơi quá ½ ngón chân IV. Khi gập gọc cơ thể khớp gót chân chạm lỗ mũi.
Lưng nhẵn, gờ da hai bên lưng phát triển, hông và bung nhẵn. Lưng và hông màu xanh xám, má màu nâu, gờ da bên lưng màu trắng. Bụng màu bạc, con ngươi phía trên màu đồng.
Sinh học. Đang cập nhật.
Trứng và nòng nọc. Đang cập nhật.
Sinh cảnh. Đang cập nhật.
Phân bố. Trong nước: Phân bố rộng, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ. Thế giới: Campuchia, Indonesia, Brunei, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Philippin và Banglades (Frost 2022).
Tình trạng bảo tồn. Sách đỏ Việt Nam: Không. Danh lục đỏ thế giới: LC (Ít lo ngại) (van Dijk và cs. 2004).
Nguồn gốc tên loài. Tên loài “taipehensis” xuất phát từ “taipeh” là tên cũ của đảo Đài Loan, đặt theo địa danh nơi loài này được tìm thấy đầu tiên.
Loài tương tự. Cả ba loài trong giống Hylarana tại Việt Nam gồm H. taipehensis, H. erythraea và H. macrodactyla rất giống nhau và đều phân bố rộng. Một số đặc điểm phân biệt 3 loài này như sau: Gờ bên hông màu trắng (H. taipehensis), màu cam hoặc vàng (H. erythraea), màu trắng với vện vàng (H. macrodactyla); Có đường trắng giữa lưng (H. macrodactyla), hai loài còn lại không có; màng bơi ở ngón chân rất ít phát triển, chưa tới 1/3 ngón IV (H. taipehensis và H. macrodactyla), vượt qua 1/2 ngón chân (H. eryhthraea) (Hasan và cs. 2019).
Tài liệu tham khảo.
Frost, D.R. (2022) Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 6.0. Electronic Database accessible at http://research.amnh.org/herpetology/amphibia/index.html, (accessed on 01 January 2022). American Museum of Natural History.
Hasan, M., Lai, J.-S., Poyarkov, N.A., Ohler, A., Oliver, L.A., Kakehashi, R., Kurabayashi, A. & Sumida, M. (2019) Identification of Hylarana tytleri (Theobald, 1868): elements for the systematics of the genus Hylarana Tschudi, 1838 (Anura, Ranidae). Alytes 37, 1–30.
van Dijk, PP, Bryan Stuart, Michael Wai Neng Lau, Bosco Chan, Yuan Zhigang, Lue Kuangyang, Chou Wenhao, Sushil Dutta, Saibal Sengupta, Annemarie Ohler, Sabitry Bordoloi, Ghazi S.M. Asmat. 2004. Hylarana taipehensis. The IUCN Red List of Threatened Species 2004: e.T58730A11832766. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2004.RLTS.T58730A11832766.en. Accessed on 29 December 2021.